Kinh nghiệm du lịch đảo Lý Sơn chi tiết nhất!

Giới thiệu khái quát về du lịch đảo Lý Sơn

Trước đây, Lý Sơn còn được gọi là “Cù lao Ré” vì cù lao này có nhiều cây Ré (theo cách lý giải của dân gian). Đây là huyện đảo duy nhất của tỉnh Quảng Ngãi, nằm về phía Đông Bắc, cách bờ biển khoảng 30 km và cách đất liền chừng 27 km. Hòn đảo có diện tích gần 10 km2, là vết tích còn lại của 5 miệng một ngọn núi lửa cách đây 25 – 30 triệu năm. Nhờ vậy đã tạo nên cho nơi này những cảnh quan kỳ thú.

Đến ngày 28/4/2007, tỉnh Quảng Ngãi đã khai trương tuyến du lịch biển đảo Lý Sơn phục vụ nhu cầu du lịch.

Đảo Lý Sơn – một điểm du lịch lý tưởng. Lý Sơn gồm hai hòn đảo chính: đảo Lớn và đảo Bé. Trong đó, đảo Lớn được gọi chung là đảo Lý Sơn, là nơi các tàu, thuyền cập bến từ cảng Sa Kỳ với Thôn Đông và Thôn Tây – hai thôn duy nhất tại đảo.

So với đảo Bé thì đảo Lớn cũng có nhiều điểm tham quan đẹp và nổi tiếng hơn. Song đảo Bé lại sở hữu bờ biển đẹp hơn với nước cực kỳ trong xanh, cát trắng mịn, thích hợp để tắm hay lặn ngắm san hô.

Đảo Lý Sơn

Du lịch đảo Lý Sơn nên đi vào tháng mấy đẹp nhất?

Tìm hiểu kiểu thời tiết trên đảo Lý Sơn tuy nằm ở miền Trung nhưng do tính chất khí hậu nhiệt đới gió mùa trên biển nên khi hậu trên đảo luôn nóng và ẩm. Thời tiết được phân chia thành hai mùa rõ rệt là mùa mưa và mùa khô.

Mùa mưa bắt đầy từ tháng 8 đến hết tháng 2 năm sau, còn các tháng còn lại là mùa khô. Mỗi mùa sẽ có tính chất nhiệt khác nhau, bạn có thể tùy thuộc vào đó để lựa chọn thời điểm đi phù hợp.

Thời điểm đẹp nhất để ghé thăm hòn đảo này là mùa hè, dao động trong khoảng từ tháng 6 đến tháng 9 hàng năm. Lúc này thời tiết đẹp, nắng ráo, có gió mát, lại không có mưa bão, rất thích hợp cho các hoạt động dưới nước như tắm biển, bơi lội.

Bạn nên đến Lý Sơn vào mùa hè để thoải mái tắm biển. Ngoài ra bạn cũng có thể du lịch đảo Lý Sơn vào mùa thu hoạch tỏi.

Tỏi Lý Sơn được trồng từ cuối tháng 8 đầu tháng 9 và bắt đầu thu hoạch đầu tháng 12. Nếu thích quan sát cảnh này thì tốt nhất nên đi vào tháng 12. Thời điểm này trên đảo thu hút rất đông khách du lịch đến tham quan và mua tỏi về làm quà. Còn nếu đến Lý Sơn để tham dự lễ khao thề lính Hoàng Sa, bạn cần nhớ khoảng thời gian từ ngày 18 – 20/3 Âm lịch.

Khoảng thời gian cuối năm (tức từ tháng 9 đến tháng 12) là mùa mưa bão, hay có mưa, thời tiết nhìn chung khá xấu, làm ảnh hưởng đến việc di chuyển từ đất liền ra đảo cũng như các trải nghiệm khác trên đảo.

Lý Sơn được mệnh danh là

Bạn hãy cập nhật tình tình thời thiết thật kỹ để lên kế hoạch cho phù hợp nếu có ý định đi vào thời gian này. Tốt nhất bạn nên hạn chế đi Lý Sơn vào các tháng mùa mưa, những lúc thời tiết xấu, đặc biệt nếu bạn đã đi 1 chiều ra nhưng chẳng may Ban quản lý thông báo thời tiết xấu có thể không về như kế hoạch và kế hoạch du lịch, lịch làm việc không thể hoãn lại thì nên cân nhắc và hoãn kế hoạch du lịch Lý Sơn vào lần sau.

Hướng dẫn du lịch đảo Lý Sơn bằng phương tiện gì?

Như đã nói Lý Sơn là một hòn đảo, nằm xa đất liền nên sẽ không có tuyến đường hay phương tiện nào trực tiếp đưa bạn tới đây. Để tới đảo, bắt buộc bạn phải di chuyển đến Quảng Ngãi trước.

Di chuyển bằng máy bay

Đối với những du khách đi máy bay có thể chọn đến sân bay Chu Lai (Quảng Ngãi). Sân bay cách cảng Sa Kỳ khoảng chừng 50 km. Mỗi ngayf chuyến hoặc vài chuyến. Tùy thuộc vào các ngày trong tuần.

Các chuyến bay đến sân bay Chu Lai chủ yếu từ Hà Nội và Tp. HCM. Giá dao động từ 2 triệu - 4 triệu/ khứ hồi/ khách. Sân bay Quốc tế nhưng khá nhỏ nên hành trình bay không nhiều, bạn có thể chọn 1 chiều để tiện di chuyển nơi khác (nếu có).

Máy bay là phương tiện di chuyển nhanh chóng, hiện đại. Trường hợp bạn không tìm thấy chuyến bay thích hợp thì có thể chọn “đáp cánh” ở sân bay Đà Nẵng.

Quảng đường từ sân bay Đà Nẵng đến Sa Kỳ tầm 150 km với thời gian di chuyển tầm 2,5 – 3 tiếng. Nếu có ý định kết hợp du lịch Lý Sơn với Đà Nẵng thì đây là một gợi ý không tồi, chuyến đi của bạn sẽ hấp dẫn, thuận tiện hơn rất nhiều.

Theo kinh nghiệm du lịch đảo Lý Sơn Từ Đà Nẵng thì tại thành phố này, bạn có thể thuê xe ô tô nhưng tốt nhất là nên book tour để có xe đưa đón và lo trọn gói (ăn uống, nghỉ ngơi, tham quan…)

Di chuyển bằng tàu hỏa

ỗi ngày, từ Hà Nội và Sài Gòn đều có 5 chuyến tàu ra Bắc vào Nam, đi qua Quảng Ngãi.

Tuy nhiên mỗi chuyến tàu đều cách nhau một khoảng thời gian cố định, tùy vào kế hoạch của mình mà chọn giờ tàu cho phù hợp.

Giá vé từ 450.000 – 1.000.000đ/vé (ga Sài Gòn) và từ 550.000 – 1.200.000đ/vé (ga Hà Nội), giá vé cụ thể bao nhiêu còn tùy thuộc vào loại ghế mà bạn chọn.

Tại ga Quảng Ngãi bạn bắt xe đi Sa Kỳ với khoảng cách chừng 23 km.

Dưới đây là lịch tàu chạy ở hai đầu: Đi tàu hỏa cũng là một lựa chọn tốt.

Tàu SE1 & SE2: Khởi hành lúc 19h00

Tàu SE3 & SE4: Khởi hành lúc 23h00

Tàu SE5 & SE6: Khởi hành lúc 9h00

Tàu SE7 & SE8: Khởi hành lúc 6h15

Tàu TN1 & TN2: Khởi hành lúc 10h28

Lựa chọn máy bay là phương tiện hợp lý

Di chuyển bằng ô tô

Cũng tương tự như máy bay và tàu hỏa, từ Hà Nội và Sài Gòn có rất nhiều hãng xe chất lượng cao chạy tuyến tới Quảng Ngãi. Cách di chuyển này khá tiết kiệm và thuận lợi nhưng thời gian khá lâu.

Nhớ liên hệ các nhà xe trước để đặt vé tầm 2 – 5 ngày, đặc biệt vào những ngày nghỉ, lễ thì càng phải đặt sớm sẽ bởi rất dễ hết vé.

Bạn có thể tham khảo một số hãng xe khách sau:

Khởi hành từ bến xe Nước Ngầm Hà Nội bạn có thể bắt hãng xe Chín Nghĩa – xe giường nằm 40 chỗ, giá dao động trong khoảng 400.000 VNĐ/vé.

Khởi hành từ bến xe Miền Đông có các hãng xe: Phương Trang, Quang Hiền, Nhật Còn,… giá khoảng 300.000 VNĐ/vé.

Thiên Hương Tour đồng hành cùng du khách khắp mọi nơi

Phương tiện di chuyển Từ Tp. Quảng Ngãi - Sa Kỳ

Từ Quảng Ngãi đến đảo Sa Kỳ Cảng Sa Kỳ cách thành phố Quảng Ngãi hơn 20 km, mất khoảng 40 – 50 phút di chuyển. Đã tới được trung tâm thành phố thì không khó để đến cảng, có thể đi taxi, xe buýt hoặc xe ôm tùy ý.

Xe Taxi: Bạn có thể đi xe của hãng Mai Linh (0553 83 83 83), taxi Suntaxi (0553 35 35 35), taxi Mạnh Thủy (0553 630 630) hoặc taxi Quảng Ngãi (0553 720 720).

Xe buýt: Nếu chọn đi xe buýt, bạn nên bắt tuyến xe số 03 tại bến xe Quảng Ngãi đi cảng Sa Kỳ, xe hoạt động từ 5h50 – 18h15 và thường thì cách 1 đến 1h30 phút sẽ có 1 chuyến.

Từ Sa Kỳ đến đảo Lý Sơn Tàu cao tốc

Hiện tại, tại cảng Sa Kỳ có 3 tàu cao tốc, Siêu tốc là An Hải, An Vĩnh, Chính Nghĩa và Lý Sơn. Thông thường tầm 30 phút/ lần. Khởi hành sớm nhất lúc 07h30. Những ngày cuối tuần sẽ nhiều hơn.

Tuy nhiên, tốt nhất để không bị lỡ chuyến bạn phải thu xếp có mặt ở cảng sớm ít nhất 1 tiếng, mặc dù bạn đã đặt và thanh toán trước 100%. Khi nhận vé bạn phải xuất trình giấy minh nhân dân, đúng thông tin đã gởi trước đó.

Giá vé lượt đi 178.000đ/người, lượt về 160.000đ/ người. Trẻ em dưới 02 tuổi miễn phí. Trên 2 tuổi như người lớn.

Đi tàu ra đảo Lý Sơn. Các bạn có thể mua vé trước ở địa chỉ 379 Nguyễn Nghiêm – TP.Quảng Ngãi.

Nếu bận việc đột xuất không đi đuuợc thì bạn gọi thông báo cho bên quản lý trước 2 giờ, sẽ được hoàn lại 80% giá vé. Bạn có thể xin hoãn lại cho thời gian liền kề bằng email và nhận được thông báo xác nhận của BQL.

Tàu gỗ: Ngoài tàu cao tốc bạn có thể đi bằng tàu gỗ của các hãng: Hải Hoàng, Hỉa Long, Hải Đào, Vĩnh Hải, Lý Sơn. Tàu xuất phát tại cảng Sa Kỳ từ 8 – 9h. Tuy nhiên hình thức di chuyển này khá lâu, tầm 3 tiếng.

Tàu siêu tốc đi nhanh và êm hơn

Phương tiện di chuyển trên đảo

Đảo Lý Sơn rất nhỏ nhưng hiện tại cũng có rất nhiều phương tiện để bạn chọn

Xe taxi: Taxi Tiên Sa là phương tiện duy nhất hoạt động trên đảo

Xe máy: nhằm chủ động về thời gian, lịch trình, bạn được tự do khám phá mảnh đất và con người nơi đây theo cách riêng của mình. Xe có thể thuê ở tiệm cho thuê xe máy hoặc ở khách sạn/nhà nghỉ mà bạn ở.

Xe điện: Xe điện chở được 4 - 10 người/ xe. Giá cũng rất linh hoạt. Mùa cao điểm khách đi lại rất đông bạn nên thuê hẳn 1 xe để lái xe chủ động cho nhóm lớn. Giá thuê tầm 800k - 1 triệu đồng/ xe/ tour.

Xe ô tô: Loại xe được dùng từ xưa đến nay và linh động nhất. Giá xe cũng như xe điện nhưng an toàn hơn, phục vụ chu đáo hơn.

Cano: Từ Đảo Lớn ra Đảo Bé nằm cách khá xa, để ra tham quan đảo Bé các bạn phải đi tàu. Cứ 8h hàng ngày sẽ có một chuyến tàu ra Đảo Bé và quay trở về lúc 14h. Trường hợp khách đông có thể tăng thêm 1 – 2 chuyến, với giá 80.000 VNĐ/người.

Cano - phương tiện di chuyển ra Đảo Bé

Kinh nghiệm du lịch đảo Lý Sơn tự túc khuyên bạn thuê cano siêu tốc để đi, chỉ mất khoảng 10 phút.

Liên hệ các địa chỉ sau để thuê thuyền đi Đảo Bé:

Cano Thanh Liêm – Điện thoại: 0975 077 746

Cano Tiến Dũng – Điện thoại: 0953 061 120

Cano Thanh Trân – Điện thoại: 0977 817 129

Tàu chú Thông – Điện thoại: 0168 742 541

Tàu cô Cầm – Điện thoại: 0985 431923

Nên lựa chọn nơi ở nào khi qua đêm trên đảo Lý Sơn?

Du lịch Lý Sơn ngày càng phát triển, do đó mà các loại hình lưu trú cũng đa dạng, phong phú hơn. Từ ngủ lều, homestay cho đến nhà nghỉ, khách sạn ở đây đều có cả. Tùy thuộc vào lịch trình, sở thích mà bạn có thể lựa chọn dừng chân ở Đảo Lớn hay Đảo Bé.

Lý Sơn có nhiều khách sạn cho bạn lưu trú. Dưới đây là địa chỉ một số khách sạn/nhà nghỉ trên đảo:

1. Khách sạn Lý Sơn (khách sạn lớn nhất): Trung tâm huyện đảo Lý Sơn, gần cầu Cảng – điện thoại: 0553 867 888

2. Nhà nghỉ Thành Lợi: Cầu cảng Lý Sơn – điện thoại: 0553 867 230

3. Nhà nghỉ Cafe Đại Dương: Cầu cảng xã An Vĩnh – điện thoại: 0977 205 818

4. Nhà nghỉ Hoa Biển: Đội 16 Thôn Đông, xã An Hải – điện thoại: 0553 867 522

5. Nhà nghỉ Thuyền Và Biển: Thôn Đông, An Vĩnh – điện thoại: 0342 905 883

6. Nhà nghỉ Thiên Trí: Thôn Đông, An Vĩnh – điện thoại: 0377 508 536

Homestay cũng là một hình thức lưu trú khá thú vị ở đảo. Ở homestay là một trải nghiệm thú vị, giúp bạn có thể tìm hiểu về văn hóa, con người địa phương. Thậm chí bạn còn có thể đăng ký ăn uống với người trong nhà luôn. Trên đảo có nhiều homestay phog cách xinh xắn.

1. Võ Gia homestay – Địa chỉ: Thôn Đông, An Vĩnh, Lý Sơn

2. Quảng Ngãi Bếp’s House – Địa chỉ: Thôn Tây, xã An Vĩnh, Lý Sơn

3. Homestay Anh Minh – Địa chỉ: Thôn Đông, xã An Vĩnh, Lý Sơn

4. Gió biển Homestay & Camping – Địa chỉ: Đảo Bé, An Bình, Lý Sơn

Ngủ lều là lựa chọn độc đáo cho chuyến đi Ngủ lều tức cắm trại là một lựa chọn thú vị nhưng chỉ phù hợp với các bạn trẻ đi theo nhóm, thích những trải nghiệm mới lạ. Nếu chẳng may đến đảo trúng vào dịp khách đông, mọi cơ sở lưu trú đều kín phòng thì hãy nghĩ đến phương án này xem sao nhé. Thuê một cái lều với giá cực kỳ rẻ, dựng ngay trên Đảo Bé hoặc gần khu vực Hang Câu, sau đó thức dậy vào sáng sớm đón mình minh trên biển sẽ rất tuyệt.

Hiện nay, Lý Sơn đã hoàn thành tương đối khách sạn, khu nghĩ dưỡng tiêu chuẩn 3 - 5 sao và khu resort. Bạn có thể tham khảo các thông tin sau:

1. Khách sạn Central Lý sơn. Địa chỉ: Thôn Tây, An Vĩnh, Lý Sơn. ĐT: 0255 3867 979

2. Khách sạn Mường Thanh Lý Sơn. Thôn Đông, Xã An Vĩnh, Huyện Lý Sơn. ĐT: 0255 3867 333

3. Ly Son Pearl Island Hotel & Resort. Thôn Đông, An Vĩnh, Lý Sơn, Quảng Ngãi. ĐT: 0255 3879 888Khách sạn Mường Thanh - Lý Sơn

Du lịch đảo Lý Sơn đi đâu chơi?

Là một huyện đảo song, Lý Sơn lại sở hữu không ít các điểm du lịch đẹp cho bạn tham quan, chụp ảnh:

Check-in cổng Tò Vò: Bạn là tín đồ “sống ảo”, muốn có những bức hình tuyệt đẹp trong hành trình khám phá đảo Lý Sơn lần này thì tuyệt đối đừng bỏ qua cổng Tò Vò. Chiếc cổng hình thành bằng vòm đá có chiều cao hơn 2.5 m, nó được hình thành từ nham thạch núi lửa. Xung quanh cổng có nhiều phiến đá nhỏ liên kết lại với nhau mang một màu nhánh, soi bóng xuống mặt nước trong vắt hết sức đẹp. Cổng Tò Vò – điểm ngắm bình minh, hoàng hon tuyệt đẹp.

Từ cầu Cảng ban sẽ trái rồi men theo con đường nhỏ, nhìn theo hướng biển sẽ thấy một mỏm đá nhỏ, chính là nó.

Theo kinh nghiệm du lịch đảo Lý Sơn tự túc của một số bạn thì thời điểm đến đây lý tưởng nhất là vào buổi sáng sớm hoặc chiều tà để chiêm ngưỡng cảnh bình minh và hoàng hôn lãng mạn. Tại đây bạn dễ dàng “rinh” nhiều bức hình lung linh.

Cổng Tò Vò lúc hoàng hôn

Chùa Hang

Chùa Hang nằm ở phía Đông bắc núi Thới Lới – ngọn núi cao nhất trong năm ngọn núi đều là chứng tích cho sự phun trào của núi lửa trên hòn đảo này. Đường lên chùa Hang cheo leo bám theo mép biển, qua nhiều bậc đá đã được tay người đẽo gọt. Phía trước chùa Hang, trên một vách đá dựng đứng cao khoảng 20m, có khắc 4 chữ Hán, sơn màu vàng “Thiên Khổng Thạch Tự” như để thông báo cho du khách biết rằng trong động đá này có một ngôi chùa. Vào trong chùa thắp một nén hương, khấn bái niệm Phật trong hương khói nghi ngút, du khách sẽ có cảm giác như đang rơi vào cõi động tiên.

Chùa Hang - ngôi chùa đẹp nhất trên đảo Lý Sơn

Chùa Đục

Ngự giữa lưng chừng sườn núi Giếng Tiền, ngọn núi lửa đã ngủ quên hàng ngàn năm trên đảo, bạn phải vượt qua hơn 100 bậc thang men theo sườn núi để đến được Chùa Đục. Chùa Đục còn gọi là chùa không sư, theo tương truyền của người theo đạo Phật, Quán Thế Âm từng chọn ngự ở đây, trấn giữ bình yên cho dân đảo tránh được những cơn thiên tai.

Lối vào chùa Đục

Đỉnh Thới Lới

Nếu muốn chiêm ngưỡng cả hòn đảo Lý Sơn, bạn hãy lên đỉnh Thới Lới – đỉnh cao nhất đảo Lý (149m). Trên miệng núi lửa đã ngừng hoạt động 2,5 triệu năm đó có một hồ nước ngọt được đưa vào sử dụng cho cả đảo Lớn và đảo Bé. Sự kì diệu ấy được người dân nơi đây gọi là “tạo sự sống giữa lòng cái chết”. Bên cạnh đó, trên đỉnh vời vợi còn có cột cờ tung bay phấp phới lá cờ Tổ Quốc. Dưới tác động của sóng biển đánh mạnh vào núi theo một sườn dốc, trải qua thời gian bị nước bào mòn tạo nên chiếc hang có hình thù đẹp. Bất kỳ ai khi đặt chân tới điểm này đều không khỏi trầm trồ trước khung cảnh thiên nhiên hùng vĩ với một bên là núi, một bên là biển, nước biển thì cực trong xanh. Khung cảnh ấy khiến du khách rất thích thú và lựa chọn nơi đây làm điểm cắm trại qua đêm.

Đảo Bé

Đảo Bé còn được gọi là đảo An Bình, nằm cách đảo Lớn khoảng 2 hải lý về phía Bắc, du khách có thể di chuyển bằng ca nô từ đảo này sang đảo kia. Nơi đây có khoảng 100 hộ dân sinh sống, gắn bó với nghề trồng tỏi và đánh bắt thủy sản. Đảo Bé còn hoang sơ với có một bãi biển đẹp tuyệt vời, nước trong vắt và cát trắng

Tắm biển ở thiên đường hoang sơ Đảo Bé

Hang Câu

Hang Câu (nằm ở thôn Đông, xã An Hải , dưới chân núi Thới Lới về phía Đông Bắc) được sóng và gió biển bào mòn, “khoét sâu” vào lòng núi và hình thành cách nay hàng ngàn năm từ nham thạch. Di chuyển từ trung tâm huyện tới Hang Câu mất khoảng 15 phút. Nơi đây không khí rất trong lành, gió thổi lồng lộng và sóng biển quanh năm vỗ vào ghềnh đá tạo thành bức tranh hoang sơ, nên thơ mà hùng vĩ.

Hang với vách đá uốn lượn kì vĩ

Hòn Mù Cu

Hòn Mù Cu ở phía đông đảo Lý Sơn, cách trung tâm huyện 3,2km sát với vũng neo đậu tàu thuyền Hải An. Mù Cu nằm sát Đảo Lớn, là đảo nhỏ nhất và không có người ở. Ở đây có những hòn đá đen được bàn tay thiên nhiên tạo thành hình thù độc đáo. Bạn có thể ngắm mặt trời mọc ở hòn Mù Cu.

Hòn Mù Cu

Cánh đồng tỏi

Đến “vương quốc tỏi”, bạn đừng bỏ qua việc đi tham quan những cánh đồng tỏi trên đảo Lý Sơn. Do thổ nhưỡng, tỏi Lý Sơn khác những vùng trồng tỏi khác. Đi giữa những cây tỏi nồng tỏa mùi hương trong không khí và xem cách người dân chăm sóc cây tỏi là một trải nghiệm hay ho.

Cánh đồng tỏi Lý Sơn

Tham quan cột cờ Tổ quốc: Công trình này được khởi công xây dựng vào ngày 5/5/3013 trên đỉnh Thới Lới – ngọn núi cao nhất của Lý Sơn. Có hồ nước ngọt lớn nhất tại Lý Sơn. Cột cờ cao 20 m, phần đế và móng cột chờ được xây dựng bằng bê tông cốt thép, hướng ra quần đảo Hoàng Sa như một ranh giới khẳng định chủ quyền lãnh thổ và biển đảo của Việt Nam. Bạn nào leo lên được trên thì tha hồ ngắm cảnh biển trời bao la và check-in.

Hiên nay, Đỉnh núi Thới Lới đã được nâng cấp và tu bổ để tiện cho việc tham quan. Bạn phải đi bộ ngắm cột cờ và chinh phục đỉnh Thới Lới.

Và còn rất nhiều điểm hấp dẫn chờ bạn khám phá:

- Giếng Tiền cùng với núi Thới Lới được biết đến là 2 ngọn núi lửa có niên đại hàng triệu năm. Nếu như núi Thới Lới chủ yếu là đá nham thạch thì Giếng Tiền lại biết đến với thổ nhưỡng màu mỡ, lại có nhiều đất đỏ bazan. Chính lớp đất đỏ này đã được người dân mang về để bón lót cho mùa bội thu. Tỏi Lý Sơn cũng vì thế có mùi rất thơm, nồng trở thành đặc sản số 1 ở đây.

- Đình làng An Hải Là một ngôi đỉnh cổ ở Lý Sơn, có tuổi đời lên đến 300 năm, là một địa điểm du lịch Lý Sơn đã được cấp bằng Di tích văn hóa lịch cấp Quốc gia. Đình làng cũng là nơi để thờ các vị tiền hiền, đã có công trong việc khai hoang, gìn giữ huyện đảo. Nét đẹp của đình làng An Hải là ở cấu trúc xây dựng có sự giao thoa giữa kiến trúc đình chùa Bắc Trung Bộ và văn hóa Chăm Pa xưa.

- Nhà trưng bày Hải Đại Hoàng Sa Nằm ở thôn Tây, đảo Lý Sơn nhà trưng bày hải đội Hoàng Sa cũng được xếp vào danh sách những địa điểm du lịch Lý Sơn hút khách từ trước đến đây. Hiện nay dây đang trưng bày hơn 10 hiện vật của những người lính Hoàng Sa, cùng với đó là các bản đồ và tư liệu cổ cho thấy rằng Hoàng Sa, Trường Sa là của Việt Nam

Con đường đẹp nhất Lý Sơn

- Con đường Bích họa - Đảo Lớn : Đây là tuyến đường bích họa trên đảo Lý Sơn được 40 sinh viên của khoa Kiến trúc thuộc Đại học Bách khoa Đà Nẵng phối hợp cùng Huyện đoàn Lý Sơn thực hiện. Tuyến đường dài khoảng 1,5 km, bắt đầu từ chân cầu vượt đến cổng Tò Vò (thôn Tây, xã An Vĩnh, huyện Lý Sơn).

- Bờ kè đảo Lớn: Nếu bạn là người thích chụp ảnh thì không nên bỏ qua địa điểm này. Đây là những con sao chắn sóng cho bờ biển đảo Lý Sơn, tuy nhiên, nó cũng có vẻ đẹp đấy. Bạn có thể lưu giữ những bức ảnh này tại cảng Bến Đình hoặc hòn Mù Cu nhé.

Chinh phục cổng trời

Đặc sản ở đảo Lý Sơn

Gỏi rong biển

Món ăn dân dã hằng ngày của người Lý Sơn lại trở thành đặc sản đối với khách du lịch. Rong biển mang về, rửa sạch rồi thái nhỏ vừa ăn, trộn cùng các nguyên liệu sẵn có như rau sống, lạc giã cùng nước mắm, gia vị, tỏi, vậy là đã có một đĩa gỏi rong biển ngon lành.

Gỏi rong biển ăn thanh mát

Gỏi tỏi

Gỏi tỏi Lý Sơn được làm từ thân tỏi đực, tỏi nhổ lên chỉ lấy phần thân, bỏ lớp vỏ ngoài cùng, rửa sạch hấp cách thủy cho chín rồi trộn với các loại gia vị, rắc thêm ít đậu phộng là có món gỏi có hương cay nồng của tỏi ngon tuyệt.

Gỏi tỏi được ăn cùng nước sốt, bánh tráng

Gỏi sứa

Đến Lý Sơn, bạn đừng quên chọn món Gỏi Sứa, nhất là vào những ngày hè bạn có thể thưởng thức món này để cảm nhận được vị ngọt mềm, sần sật của thịt sứa hòa lẫn vào nhau, món ăn ngon và mát, mộc mạc tình quê. Gỏi Sứa có vị chát chát của chuối chát, beo béo của đậu phộng rang chín vàng, vị thơm thiên nhiên dân dã của đất trời từ rau thơm, rau quế.

Gỏi sứa

Ốc tượng

Ốc tượng là món hải sản nổi tiếng nhất ở đây. Ốc tượng khó tìm và đảo Lý Sơn là quê hương của loài ốc tượng. Loại ốc tượng to và ngon nhất là loại lớn cỡ bàn tay xòe, nặng khoảng nửa ký. Ốc tượng bắt về còn tươi, nếu còn sống thì thả vào hồ nước mặn để dự trữ khi cần ăn. Nếu làm món để ăn liền thì đem ốc rửa sạch bằng nước muối hay nước biển, sau đó mới cho nguyên cả con vào nồi nước sôi để luộc. Khi ốc vừa chín, vớt ra và lấy thịt. Thịt ốc trắng và trong như thịt mực hấp, vừa thơm lại giòn giòn như gân sụn.

Hình dạng kì lạ của ốc tượng

Cua Huỳnh Đế

Cua huỳnh đế – loài cua này được những ngư dân ở đây tôn xưng là vua của các loài cua – là đặc sản của Lý Sơn. Đặc điểm rõ nhất để nhận dạng cua huỳnh đế chính là lớp vỏ dày và cứng phía bên ngoài. Vỏ cua có màu vàng rực làm ta dễ dàng tiên tưởng đến sắc vàng trong trang phục long bào của các vị vua chúa thời xưa.

Cua huỳnh đế

Cua dẹt

Cua dẹt ngày nay trở thành con vật nuôi đặc sản của các hộ dân ở đảo Lý Sơn. Hơn nữa, cua dẹt ăn “khoái khẩu” hơn cua huỳnh đế. Những con cua trông dáng vẻ khô khốc, hoang dã, thế nhưng khi vừa nướng lên mùi thơm của nó đã lan tỏa. Bóc lớp vỏ đen cháy, món thịt trắng ngần săn chắc lộ ra, chấm ăn với muối ớt thì ngon hết sẩy.

Cua dẹt khoái khẩu

Cháo nhum biển

Trong số những loại hải sản được chế biến để nấu cháo ở Lý Sơn thì cháo nhum được những người từng thưởng thức đánh giá là ngon đệ nhất. Cháo nhum bổ dưỡng và có mùi vị vô cùng đặc biệt: thơm, ngọt, hơi béo nhưng không gây ngán… tất cả hòa quyện vào nhau làm những ai thưởng thức cứ muốn ăn mãi không thôi.

Cháo nhum biển

Hàu son xào

Hàu son có thể chế biến thành nhiều món như hấp, xào, nướng bơ tỏi… Nhưng với người dân Lý Sơn, hàu son xào đu đủ đã trở thành món ăn truyền thống có mặt trong hầu hết bữa ăn ngày cưới, giỗ chạp…

Cá tà ma

Đây là loại cá thân dẹt, màu nâu đen, chủ yếu sống ở các gành rạn đá và rất khó đánh bắt. Cá tà ma có thể dùng chế biến thành các món nướng, canh chua, canh hẹ, lẩu hay cháo đều rất ngon và bổ dưỡng.

Mua gì làm quà ở đảo Lý Sơn

 Hải sản Lý Sơn : Có lẽ điều tuyệt vời nhất dành cho du khách tới Lý Sơn chính là thưởng thức các loại hải sản tươi sống được chế biến theo phong cách riêng của người dân trên đảo. Hải sản bán đầy ở chợ đêm, quán ăn, quán nhậu, vừa ngon giá lại phải chăng. Các món như: Cua Huỳnh Đế hấp, ốc tượng luộc hoặc rim tỏi, vẹm xào hoặc nấu cháo, cá nục vàng nướng, cá tà ma nấu canh hoặc nấu lẩu, cháo nhum biển,… được du khách đặc biệt yêu thích, nhất là những tín đồ ghiền hải sản. Lý Sơn nổi tiếng hải sản tươi ngon, chất lượng tuyệt hảo.

Tỏi Lý Sơn - Gỏi tỏi – món ăn tưởng chừng không ngon nhưng ngon không tưởng. Với những nguyên liệu hết sức dân dã thôi, người dân ở đây đã chế biến ra món gỏi hết sức lạ miệng. Tỏi cây nhổ về, cắt bỏ phần rễ và lá, chỉ lấy phần thân, lột bỏ lớp vỏ ngoài cùng rồi chẻ nhỏ, cắt ngắn rồi rửa sạch để ráo và đem hấp cách thủy. Tỏi chín, người ta mang ra trộn chung với hỗn hợp đường, bột ngọt, tiêu, muối rang, chanh, rồi cho đật phộng lên. Mùi thỏi thơm thơ và hơi cay tạo cảm giác khó quên.

Tỏi Lý Sơn

Gợi ý thời gian du lịch Lý Sơn

- Lý Sơn hiện tại có khoảng 20.000 người, có diện tích khoảng gần 10km2, bằng dân số của một tỉnh nhỏ và có rất nhiều điểm lý do để bạn khám phá và nghĩ ngơi. Nên thời gian đi đảo trọn vẹn bạn nên chọn thời gian 2 ngày hoặc 3 ngày.

Ngày thứ nhất du lịch Lý Sơn

Sáng: Di chuyển về Quảng Ngãi/ Quảng Nam/ Đà Nẵng đến cảng Sa Kỳ. Nếu có thời gian bạn nên đến trực tiếp tại Tp. Quảng Ngãi trước 1 đêm để dạo chơi. Tham khảo đặt vé từ nội dung trên.

Lên tàu, các bạn thỏa thích ngắm nhìn những con sóng và cảm nhận sự rộng lớn của biển Đông.

Sau khi có mặt tại đảo, bạn nhận phòng nếu khỏe thì tranh thủ thuê xe máy để khám phá một vòng quanh đảo. Xe máy có thể thuê ở khách sạn, nhà nghỉ nơi bạn ở.

Bãi Hang

Trưa: Ăn cơm cơm trưa (có thể ăn tại nơi bạn nghỉ, ở quán hoặc đi chợ mua đồ về nhờ chủ nhà nấu).

Ăn xong nghỉ ngơi. Hãy dành thời gian khám phá quanh đảo.

Chiều: Tiếp tục khám phá các điểm du lịch đẹp trên đảo. Sau đó đi lặn ngắm san hô tự nhiên tại bãi biển Hang Câu – nơi có những rạn san hô đầy màu sắc là làn nước trong vắt cho bạn thỏa sức tận hưởng.

Tối: Đi ăn tối và tự do dạo biển, thuê xe đạp tham quan đảo Lý Sơn về đêm. Ngoài ra có thể thể tham gia hoạt động câu mực đêm cùng với ngư dân. Còn nếu không bạn cùng với hội nhóm của mình tổ chức đốt lửa trại, hát hò, nhảy múa.

Ngày thứ hai du lịch Lý Sơn

Lý Sơn có khá nhiều điểm ngắm bình minh tuyệt đẹp như đỉnh Núi Thới Lới, Hang Câu, Hòn Mù Cu, cổng Tò Vò,… bạn hãy cố gắng dậy thật sớm ngắm bình minh để cảm nhận sự trong lành nơi đây.

Sáng: Khám phá ẩm thực địa phương bằng các món ăn đặc sản địa phương và mua đồ về làm quà.

Đến tầm 7h30 thì thuê thuyền sang Đảo Bé. Trước khi đi bạn có thể nhờ khách sạn mua trước vé tàu cho. Tới đảo bé đừng quên tham quan và tắm biển – nơi sở hữu bãi biển trong xanh, đẹp tuyệt. Những ai chưa lặn ngắm san hô được ở Đảo Lớn thì có thể thực hiện trải nghiệm này ở Đảo Bé nhé.

Trưa: Quay trở lại Đảo Lớn để kịp chuyến tàu vào lại cảng Sa Kỳ. Từ cảng Sa Kỳ bạn có thể về thành phố Quảng Ngãi chơi hoặc đi xe về luôn Đà Nẵng.

Kết thúc chuyến đi Lý Sơn 2 ngày 1 đêm.

Nếu có thời gian bạn nên nghỉ ngơi, tắm biển và dạo lại 1 vòng Lý Sơn. Nên mua sắm vài đặc sản Lý sơn vào lúc chiều tối hàng ngày tại Cầu Cảng trước khi khởi hành về lại Cảng Sa kỳ vào hôm sau. Đó là lịch tour 3 ngày 2 đêm.

Một số lưu ý cần biết khi du lịch đảo Lý Sơn

- Nên xem dự báo thời tiết trước khi du lịch Lý Sơn, phòng thời tiết xấu làm ảnh hưởng đến kế hoạch của mình. Tốt nhất nên chọn thời điểm mùa hè để đi vì đó là thời điểm trời nắng đẹp, hiếm khi mưa và hầu như không có bão.

- Cần chuẩn bị đầy đủ vé tàu đi Lý Sơn, thuê xe, book phòng khách sạn trước (đối với đi tự túc). Nếu xác định được thời gian sẽ đi thì hãy đặt vé máy bay sớm để có giá rẻ.

- Nắng ở Lý Sơn rất gắt nên bạn tranh thủ sáng đi sớm, chiều đi trể. Nhớ mang theo kem chống nắng, áo khoát, trang phục phù hợp đi biển, sống ảo trên biển.

Mê đắm Lý Sơn

- Lưu ý nên cảnh giác với các dịch vụ thuê xe trước cảng Sa Kỳ, nên thỏa thuận bằng văn bản, ghi nội dung bao gồm và không bao gồm để không phải phát sinh những chi phí đáng tiếc khác.

- Ở Lý Sơn không có tên đường, hãy quan sát kỹ để tránh bị lạc đường. Đặc biệt nếu thuê nhà nghỉ/khách sạn ở xa cảng hãy nhờ chủ nhà ra đón bạn vào.

- Ăn uống ở Lý Sơn khá rẻ nhưng vẫn nên hỏi giá trước khi gọi món.

- Đối với những du khách bị say tàu, xe thì khi đi tàu ra Lý Sơn nên uống thuốc chống say trước và hãy chọn loại tàu siêu tốc để giảm say tàu.

- Lý Sơn tuy ngày càng thu hút nhiều khách du lịch nhưng cảnh quan nơi đây vẫn còn giữ được vẻ hoang sơ vốn có. Mình tin rằng ẩm thực, điểm đến và cả con người nơi đây sẽ không làm bạn thất vọng khi đặt chân tới nơi này.

Đảo Bé

_____________________________________________________________

Các bạn có thể tìm hiểu thêm các thông tin về du lịch Lý Sơn - Quảng Ngãi tại các bài viết dưới đây

>>>>> Chia sẻ kinh nghiệm du lịch Quảng Ngãi chi tiết từ A đến Z

>>>>> Top các nhà hàng, khách sạn được ưa chuộng ở Lý Sơn

>>>>> Top các món ăn được yêu thích tại Lý Sơn - Quãng Ngãi

>>>>> Top đặc sản yêu thích tại Lý Sơn - Quảng Ngãi

>>>>> Các tour du lịch Lý Sơn