Lăng Khải Định - vị vua tân thời nhất triều Nguyễn!

Nằm cách trung tâm thành phố Huế chỉ 10 km, Lăng Khải Định là công trình kiến trúc cuối cùng của triều Nguyễn và cũng là công trình nổi bật nhất trong tất cả những lăng tẩm khác, nhờ những vật liệu xây dựng tân thời và ảnh hưởng của nhiều trường phái kiến trúc ngoại quốc.

Lăng Khải Định được xây dựng trong 11 năm (1920 - 1931), kéo dài 2 đời vua nhà Nguyễn là Khải Định và con mình là Bảo Đại. Dù là công trình lăng có diện tích nhỏ nhất nhưng đây lại là công trình lăng tốn nhiều công sức và tiền của nhất trong các lăng tẩm Triều Nguyễn. Lăng khởi công ngày 4 tháng 9 năm 1920 do Tiền quân Đô thống phủ Lê Văn Bá, tham gia xây dựng lăng có rất nhiều thợ nghề và nghệ nhân nổi tiếng khắp cả nước như Phan Văn Tánh, Nguyễn Văn Khả, Ký Duyệt, Cửu Sừng... Để có kinh phí xây dựng lăng, vua Khải Định đã xin chính phủ bảo hộ cho phép ông tăng thuế điền 30% trên cả nước và lấy số tiền đó để làm lăng. Hành động này của Khải Định đã bị lịch sử lên án gay gắt.

KHÁM PHÁ LĂNG KHẢI ĐỊNH

Tổng quan về lăng Khải Định

Lăng Khải Định là sự giao thoa của hai nền văn hoá Đông - Tây, phản ánh sở thích xa hoa của nhà vua lúc sinh thời.

Về kiến trúc lăng Khải Định được người đời sau thường đặt ra ngoài dòng kiến trúc truyền thống thời Nguyễn bởi cái mới, cái lạ, cái độc đáo, cái ngông nghênh, lạc lõng... tạo ra từ phong cách kiến trúc.

Về tổng thể, lăng là một khối hình chữ nhật vươn lên cao có 127 bậc cấp. Sự xâm nhập của nhiều trường phái kiến trúc như Ấn Độ giáo, Phật giáo, Roman, Gothique... đã để lại dấu ấn trên những công trình cụ thể:

- Những trụ cổng hình tháp ảnh hưởng từ kiến trúc Ấn Độ;

- Trụ biểu dạng phù đồ ( stoupa ) của Phật giáo;

- Hàng rào như những cây thánh giá khẳng khiu

- Nhà bia với những hàng cột bát giác và vòm cửa theo lối Roman biến thể...

Ăn trưa tại không gian nhà vườn Huế

Về kiến trúc

Cung này ở vị trí cao nhất là kiến trúc chính của lăng, được xây dựng công phu và tinh xảo. Toàn bộ nội thất trong cung đều được trang trí những phù điêu ghép bằng sành sứ và thủy tinh. Đó là những bộ tranh tứ quý, bát bửu, ngũ phúc, bộ khay trà, vương miện... kể cả những vật dụng rất hiện đại như đồng hồ báo thức, vợt tennis, đèn dầu hỏa... cũng được trang trí nơi đây. Công trình này gồm 5 phần liền nhau:

Hai bên là Tả, Hữu Trực Phòng dành cho lính hộ lăng;Phía trước là điện Khải Thành, nơi có án thờ và chân dung vua Khải Định. Chính giữa là bửu tán, pho tượng nhà vua ở trên và mộ phần phía dưới. Trong cùng là khám thờ bài vị của vua.

Bên dưới bửu tán là pho tượng đồng của Khải Định được đúc tại Pháp năm 1920, do 2 người Pháp là P. Ducing và F. Barbedienne thực hiện theo yêu cầu của vua Khải Định. Thi hài nhà vua được đưa vào dưới pho tượng bằng một toại đạo dài gần 30 m, bắt đầu từ phía sau Bi Đình. Phía sau ngôi mộ, vầng mặt trời đang lặn như biểu thị cái chết của vua.

Người chịu trách nhiệm chính trong việc kiến tạo những tuyệt tác nghệ thuật trong lăng Khải Định là nghệ nhân Phan Văn Tánh, tác giả của 3 bức bích họa "Cửu long ẩn vân" lớn vào bậc nhất Việt Nam được trang trí trên trần của 3 gian nhà giữa trong cung Thiên Định.

Đến Huế, đừng quên ghé thăm lăng Khải Định để được đắm mình trong giá trị văn hóa, tinh hoa lịch sử của một thời, bạn nhé!

Điện thờ Vua Khải Định

______________________________________________________________

Các bạn có thể tìm hiểu thêm các thông tin về du lịch Huế tại các bài viết dưới đây

>>>>> Đại Nội Huế - Dấu ấn vương triều cuối cùng của Việt Nam

>>>>> Suối khoáng nóng Thanh Tân Alba - Huế

>>>>> Kinh nghiệm du lịch Huế tự túc đầy đủ nhất!

>>>>> Lăng Minh Mạng - Kiến trúc mang đậm nét truyền thống cổ xưa

>>>>> Top 13 quán bùn bò Huế ngon nhất tại xứ Huế mộng mơ

>>>>> Các tour du lịch Huế