Các lễ hội độc đáo của đồng bào thiểu số Tây Nguyên

Lễ hội Cồng Chiêng Tây Nguyên

Có lẽ không cần phải nói quá nhiều về lễ hội Tây Nguyên trứ danh này. Đây là lễ hội lưu trữ trọn vẹn và tôn vinh những giá trị truyền thống quý báu của người dân miền núi từ bao đời nay. Không gian Cồng Chiêng Tây Nguyên còn được chính UNESCO công nhận là di sản truyền khẩu và văn hóa phi vật thể nhân loại vì những tinh hoa lễ hội mang lại. 


Vào mùa lễ này, du khách đến với Tây Nguyên sẽ được hòa mình vào bầu không khí tưng bừng, náo nhiệt, đôi khi trầm lắng của những giai điệu rộn ràng. Đây là các bản nhạc phát ra từ tiếng cồng chiêng do đích thân người dân nơi đây làm. Chưa hết, bạn còn được lắng nghe tiếng hát và vũ điệu của các chàng trai, cô gái quanh ánh lửa hồng bập bùng cao nguyên. 
<<>> Thông tin về lễ hội Cồng chiêng Tây Nguyên
Thời gian: Mỗi năm lễ hội được tổ chức vào một thời điểm khác nhau, năm nay vẫn chưa xác định được thời gian chính xác.
Địa điểm: 5 tỉnh Tây Nguyên sẽ luân phiên tổ chức đó là Đăk Lăk, Lâm Đồng, Kontum, Đăk Nông và Gia Lai.

Lễ hội đua voi ở Tây Nguyên


Đây là một trong những lễ hội Tây Nguyên hấp dẫn, thu hút nhất của Bản Đôn với nhiều hoạt động giải trí đặc sắc. Một số tiết mục tiêu biểu có thể kể đến như: lễ cúng cầu cho voi mạnh khỏe, lễ cúng bến nước, lễ hội đâm trâu (hay lễ ăn trâu mừng mùa), voi thi chạy, voi đá bóng, voi bơi vượt sông Sê rê pôk, lễ cúng lúa mới mừng được mùa hội thi văn hoá ẩm thực các dân tộc và hội thi giã gạo…

Đặc biệt, lễ hội đua voi Tây Nguyên và lễ hội đâm trâu rất được du khách trong và ngoài nước yêu thích vì bầu không khí thi đấu rất sôi động, náo nhiệt.
<<>> Thông tin về lễ hội đua voi ở Tây Nguyên
Thời gian: Lễ diễn ra thường niên vào tháng 3 và kéo dài 3 ngày.
Địa điểm: Lễ được tổ chức tại Bản Đôn, xã Krông na, huyện Buôn Đôn, tỉnh Đăk Lăk.

Lễ mừng cơm mới (lễ mừng lúa mới)


Một lễ hội Tây Nguyên độc đáo bạn nhớ tham gia khi đến đây mùa xuân đó là Tết cơm mới (hay còn gọi Tết Hạ Nguyên). Người dân miền núi đã tổ chức lễ này để bày tỏ lòng cảm tạ, biết ơn các vị thần linh, trời đất đã cho một vụ mùa bội thu, đầy ắp gạo lúa. 


Vào những ngày lễ, người dân khắp bản làng sẽ vui ca, ăn uống tưng bừng. Thử tưởng tượng, bạn sẽ được hòa mình vào những khúc hát thâu đêm, nếm những món đặc sản núi rừng như cơm lam, gà nướng, heo quay nóng hổi, thơm phức cùng một chén rượu cần ấm nồng giữa đêm sương.
<<>> Thông tin lễ mừng cơm mới
Thời gian: Lễ hội thường rơi vào cuối năm theo lịch âm, đây là lúc người dân thu hoạch xong lúa (khoảng cuối tháng 11 tới tháng 1 năm sau theo lịch dương).
Địa điểm: Lễ diễn ra khắp các buôn làng trên địa bàn Tây Nguyên.

Lễ hội cafe Tây Nguyên 


Một trong những lễ hội Tây Nguyên đặc sắc mà bạn không thể bỏ qua đó là lễ hội Cafe Tây Nguyên. Đây là một trong những lễ hội lớn nhất của vùng này. Nếu bạn là một người yêu cà phê, đặc biệt là hương vị đậm đà của cà phê Việt Nam thì đây là lễ hội hoàn hảo cho bạn. Lễ hội có rất nhiều hoạt động thú vị như chương trình ca múa nhạc, hội chợ triển lãm cà phê, hội chợ đường phố, hội thi nhà nông đua tài, đường sách - cà phê,...chờ bạn đến khám phá khi du lịch Buôn Ma Thuột.


<<>> Thông tin lễ hội cafe Tây Nguyên
Thời gian: Lễ hội thường diễn ra vào tháng 3 hàng năm.
Địa điểm: thành phố Buôn Ma Thuột, tỉnh Đắk Lắk

Lễ bỏ mả


Đây là một lễ hội Tây Nguyên có truyền thống lâu đời mang màu sắc tâm linh, tín ngưỡng độc đáo. Những người dân tộc nơi đây tin rằng khi con người chết đi sẽ không đi về thế giới bên kia mà quay lại dương thế nhập vào cơ thể trẻ em. Vậy nên người dân cần làm lễ bỏ mã để tiễn đưa linh hồn về với tổ tiên ông bà. 


Lễ thường được tổ chức ở các ngôi nhà mồ có đặt những tượng gỗ điêu khắc tinh xảo bên trong. Những bức tượng này mô phỏng cuộc sống sinh hoạt đời thường để người đã khuất không còn buồn bã, vương vấn dương thế. Sau khi lễ hội kết thúc, người dân sẽ không lui tới nơi này nữa để linh hồn hoàn toàn cắt đứt với nhân gian.
<<>> Thông tin về lễ bỏ mã
Thời gian: Dân tộc Bahnar sẽ tổ chức lễ vào tháng 9 – 10 âm lịch hàng năm còn dân tộc Jrai thường làm lễ vào khoảng tháng 1 – 2 âm lịch.
Địa điểm: Lễ hội diễn ra ở phần lớn các bản làng của người dân tộc Bahnar và Jrai.

Lễ tạ ơn cha mẹ


Đây là lễ hội truyền thống của người Bana và Jrai, nhằm bày tỏ lòng hiếu thảo và biết ơn đối với cha mẹ. Những người con đã lập gia đình và sống riêng sẽ chọn ngày lành rồi mang những vật cúng như trâu, bò, lợn, gà,...quay về nhà và tổ chức lễ tạ ơn công sinh thành, dưỡng dục của cha mẹ. Sau đó, mọi người quây quần bên nhau ăn uống tưng bừng trong 2 ngày. Lễ diễn ra cả bên nhà cha mẹ ruột và cha mẹ của chồng/ vợ.


<<>> Thông tin về lễ tạ ơn cha mẹ
Thời gian: Sau ngày lễ mừng cơm mới 
Địa điểm: Tại cộng đồng người Bahnar và Jrai ở Kon Tum.

Festival Hoa Đà Lạt


Festival hoa Đà Lạt được tổ chức định kỳ 2 năm 1 lần chính là một điểm nhấn đặc biệt của xứ sở ngàn hoa mà bạn nhất định không thể bỏ lỡ. Khi tham gia lễ hội, du khách sẽ được chiêm ngưỡng "vườn địa đàng" đẹp như thơ với muôn loài hoa đang khoe sắc, thưởng thức đêm nhạc ấn tượng và trải nghiệm nhiều hoạt động mới mẻ, thú vị khác.


Ngoài ra du khách còn được tham gia rất nhiều hoạt động thú vị như lễ diễu hành xe hoa, hội thảo quốc tế về hoa, hội chợ triển lãm hoa, đêm hội tình yêu, đêm hội rượu vang…và tha hồ check-in với khung cảnh lễ hội được bố trí tuyệt đẹp.

>>>> Thông tin về Festival Hoa Đà Lạt
Địa chỉ: Quảng Trường Lâm Viên, Đà Lạt, Lâm Đồng
Thời gian: 2 năm một lần, tổ chức vào cuối tháng 11 đầu tháng 12 của các năm lẻ.

___________________________

Các bạn có thể xem thêm các thông tin về du lịch Đà Lạt tại các bài viết dưới đây

>>>>> Kinh nghiệm du lịch Đà Lạt từ A đến Z

>>>>> TOP những địa điểm không thể bỏ lỡ khi đến Đà Lạt

>>>>> Tour Đà Lạt Chào Đón - City Tour 1 Ngày

>>>>>  Tour Ngoại Thành Đà Lạt 1 Ngày

>>>>> Tour Giao Lưu Văn Hóa Cồng Chiêng 1 Ngày